XÃ THIỆU TÂN VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI

Đăng lúc: 17/01/2019 (GMT+7)
100%

Thiệu Tân là một xã thuần nông, có điểm xuất phát thấp. Thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng Nông thôn mới Đảng ủy - Ủy ban nhân dân đánh giá mới đạt 6/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt khoảng 55 -65%, chủ yếu là các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, cần nhiều vốn mới có khả năng xây dựng hoặc nâng cấp đáp ứng mục tiêu đặt ra. Nhưng với sự lãnh chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Chính quyền; sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn thể nhân dân, ngày 24 tháng 12 năm 2018 chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định phê duyệt công nhận Thiệu Tân - xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đây là kết quả to lớn mà Đảng, Chính quyền và nhân dân Thiệu Tân đã nỗ lực phấn đấu không ngừng từ năm 2012 đến nay, tạo đà cho Thiệu Tân tiếp tục triển khai đăng ký xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.

Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã, nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện, đời sống kinh tế ổn định; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 16,1% năm 2016 xuống còn 4,5 năm 2018; thu nhập bình quân đầu người đạt 34,2 triệu đồng/năm/ người; đời sống tinh thần nâng cao; tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Có được kết quả nói trên Thiệu Tân luôn xác định rõ, xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ Chính trị trọng tâm trong suốt quá trình thực hiện, là nhiệm vụ của toàn đảng bộ và nhân dân, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là cuộc vận động lớn, toàn diện với sự đồng thuận và trực tiếp tham gia của người dân. Thiệu Tân thực hiện nhất quán phương châm “Người nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới”. “ Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Lãnh đạo xã thống nhất chỉ đạo quyết liệt nhưng không nóng vội chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân. Nhưng cũng không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên.

Giải pháp thực hiện của Thiệu Tân là tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, chính quyền đối với chương trình xây dựng Nông thôn mới; tích cực chủ động rà soát, đánh giá, phân loại và đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng tiêu chí; phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên Ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới cấp xã và Tiểu ban xây dựng Nông thôn mới cấp cơ sở; phân công công chức phụ trách tiêu chí theo đúng chuyên môn, đồng thời có sự phối kết hợp hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện các tiêu chí. Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng Nông thôn mới”.

Đối với các tiêu chí đã được công nhận đạt chuẩn, Ban chỉ đạo tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng theo quy định mới của Chính phủ và của UBND tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn và những tiêu chí đạt chuẩn nhưng dễ biến động như tiêu chí 15.1 về Bảo hiểm y tế, tiêu chí số 10 về Thu nhập, tiêu chí số 11 về Hộ nghèo, tiêu chí số 17 về môi trường....Đối với những tiêu chí chưa đạt Ban chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt để tiêu chí đó hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả đúng mục đích các nguồn lực xã hội hóa; nguồn hỗ trợ từ trung ương và nguồn hỗ trợ của tỉnh, của huyện trong xây dựng Nông thôn mới; thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự giám sát của cộng đồng dân cư trong thực hiện các nội dung xây dựng Nông thôn mới theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Tổng kinh phí huy động xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2018 là 158,45 tỷ đồng (Trong đó: Vốn của nhân dân 121 tỷ đồng = 73,36%; Ngân sách Trung ương 0,6 tỷ đồng = 0,38%; Ngân sách tỉnh hỗ trợ 4.85 tỷ đồng = 3,06%; Ngân sách huyện hỗ trợ 11,5 tỷ đồng = 7,26%; Ngân sách xã 20.5 tỷ đồng = 15,94%; các khoản đóng góp khác – nhân dân hiến đất 530m2).

Trong quá trình thực hiện, Thiệu Tân chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ thương mại và ngành nghề nông thôn theo đúng quy định.

Thực hiện đạt hiệu quả cao trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng Khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân gắn với xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ bản, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông và công trình phúc lợi xã hội. Quản lý tốt các công trình hiện có, kết hợp bổ sung, nâng cấp và xây mới phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

Coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, qua đó nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng Nông thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cho người dân hiểu rõ xây dựng Nông thôn mới chính là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó tích cực đóng góp công sức, tiền của để thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng Nông thôn mới.

NGƯỜI VIẾT BÀI

Trần Đình Quế

XÃ THIỆU TÂN VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI

Đăng lúc: 17/01/2019 (GMT+7)
100%

Thiệu Tân là một xã thuần nông, có điểm xuất phát thấp. Thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng Nông thôn mới Đảng ủy - Ủy ban nhân dân đánh giá mới đạt 6/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt khoảng 55 -65%, chủ yếu là các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, cần nhiều vốn mới có khả năng xây dựng hoặc nâng cấp đáp ứng mục tiêu đặt ra. Nhưng với sự lãnh chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Chính quyền; sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn thể nhân dân, ngày 24 tháng 12 năm 2018 chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định phê duyệt công nhận Thiệu Tân - xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đây là kết quả to lớn mà Đảng, Chính quyền và nhân dân Thiệu Tân đã nỗ lực phấn đấu không ngừng từ năm 2012 đến nay, tạo đà cho Thiệu Tân tiếp tục triển khai đăng ký xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.

Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã, nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện, đời sống kinh tế ổn định; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 16,1% năm 2016 xuống còn 4,5 năm 2018; thu nhập bình quân đầu người đạt 34,2 triệu đồng/năm/ người; đời sống tinh thần nâng cao; tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Có được kết quả nói trên Thiệu Tân luôn xác định rõ, xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ Chính trị trọng tâm trong suốt quá trình thực hiện, là nhiệm vụ của toàn đảng bộ và nhân dân, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là cuộc vận động lớn, toàn diện với sự đồng thuận và trực tiếp tham gia của người dân. Thiệu Tân thực hiện nhất quán phương châm “Người nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới”. “ Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Lãnh đạo xã thống nhất chỉ đạo quyết liệt nhưng không nóng vội chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân. Nhưng cũng không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên.

Giải pháp thực hiện của Thiệu Tân là tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, chính quyền đối với chương trình xây dựng Nông thôn mới; tích cực chủ động rà soát, đánh giá, phân loại và đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng tiêu chí; phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên Ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới cấp xã và Tiểu ban xây dựng Nông thôn mới cấp cơ sở; phân công công chức phụ trách tiêu chí theo đúng chuyên môn, đồng thời có sự phối kết hợp hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện các tiêu chí. Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng Nông thôn mới”.

Đối với các tiêu chí đã được công nhận đạt chuẩn, Ban chỉ đạo tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng theo quy định mới của Chính phủ và của UBND tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn và những tiêu chí đạt chuẩn nhưng dễ biến động như tiêu chí 15.1 về Bảo hiểm y tế, tiêu chí số 10 về Thu nhập, tiêu chí số 11 về Hộ nghèo, tiêu chí số 17 về môi trường....Đối với những tiêu chí chưa đạt Ban chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt để tiêu chí đó hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả đúng mục đích các nguồn lực xã hội hóa; nguồn hỗ trợ từ trung ương và nguồn hỗ trợ của tỉnh, của huyện trong xây dựng Nông thôn mới; thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự giám sát của cộng đồng dân cư trong thực hiện các nội dung xây dựng Nông thôn mới theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”. Tổng kinh phí huy động xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2018 là 158,45 tỷ đồng (Trong đó: Vốn của nhân dân 121 tỷ đồng = 73,36%; Ngân sách Trung ương 0,6 tỷ đồng = 0,38%; Ngân sách tỉnh hỗ trợ 4.85 tỷ đồng = 3,06%; Ngân sách huyện hỗ trợ 11,5 tỷ đồng = 7,26%; Ngân sách xã 20.5 tỷ đồng = 15,94%; các khoản đóng góp khác – nhân dân hiến đất 530m2).

Trong quá trình thực hiện, Thiệu Tân chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ thương mại và ngành nghề nông thôn theo đúng quy định.

Thực hiện đạt hiệu quả cao trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng Khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân gắn với xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ bản, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông và công trình phúc lợi xã hội. Quản lý tốt các công trình hiện có, kết hợp bổ sung, nâng cấp và xây mới phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

Coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, qua đó nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng Nông thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cho người dân hiểu rõ xây dựng Nông thôn mới chính là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó tích cực đóng góp công sức, tiền của để thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng Nông thôn mới.

NGƯỜI VIẾT BÀI

Trần Đình Quế

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT